Nổi bật

Top 5 phần mềm KPI 2022

  Phần mềm KPI (KPI Software) là phần mềm giúp  thu thập, sắp xếp, tổ chức và trực quan hóa các số liệu thực hiện của các chỉ tiêu trọng yếu...

Tuesday 17 May 2022

Top 4 - Tứ đại đèoTây Bắc

4 con đèo hùng vĩ và hiểm trở, được mệnh danh là tứ đại đèo Tây Bắc, điểm check in của biết bao dân phượt.

ĐÈO Ô QUÝ HỒ

Đèo Ô Quý Hồđèo Ô Quy Hồ hay đèo Hoàng Liên Sơn là đèo trên quốc lộ 4D ở vùng giáp ranh hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, Việt Nam.[1][2][3]

Đèo cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, với đỉnh đèo cũng ở gần ranh giới giữa hai tỉnh. Tên chính thức của đèo ở đường phân thủy là "đèo Trạm Tôn"[4][5]. Đèo còn có tên địa phương còn là Cổng Trời [Ghi chú 1]. Tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo với tên đèo Ô Quý Hồ.[Ghi chú 2]

Với độ dài hơn 50 km, độ cao gần 2.000 m so với mực nước biển, đây là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam.



ĐÈO MÃ PÍ LÈNG

Đèo Mã Pí Lèng hay đèo Mã Pì Lèng (theo âm tiếng H'Mông là Mả Pì Lèng, còn đọc là Mã Pỉ Lèng), là đèo trên quốc lộ 4C ở vùng đất xã Pải Lủng và Pả Vi huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, Việt Nam[1][2].

Quốc lộ 4C là con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang với thị trấn Đồng Văn 23°16′42″B 105°21′40″Đ và thị trấn Mèo Vạc 23°09′48″B 105°24′37″Đ thuộc Cao nguyên Đồng Văn. Đèo Mã Pí Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km, vượt núi Mã Pí Lèng ở sườn phía đông với độ cao vùng đỉnh đèo khoảng 1.200 - 1.400 m [3][4]. Đường Hạnh Phúc được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.

Mã Pì Lèng được du khách xếp vào nhóm "tứ đại đỉnh đèo" của vùng núi phía Bắc Việt Nam, cùng với Đèo Ô Quy HồĐèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin[5].


ĐÈO KHAU PHẠ

Đèo Khau Phạ hay đèo Cao Phạ là đèo trên quốc lộ 32 ở vùng đất xã Cao Phạ huyện Mù Cang Chải bên ranh giới với huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái [1][2][3][4].

Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30 km [5]. Đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán TẩnMù Cang ChảiTú LệChế Cu NhaNậm Có v.v. ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.



ĐÈO PHA ĐIN

Đèo Pha Đin hay Dốc Pha Đin là đèo núi trên quốc lộ 6 ở giáp ranh giữa xã Phổng Lái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và xã Tỏa Tình huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên [1][2].

Đèo có độ dài 32 km. Điểm khởi đầu của đèo cách Thành phố Sơn La về phía Tây 66 km còn điểm cuối của đèo cách Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 84 km.[3]

Du khách thường xếp đèo Pha Đin vào một trong "tứ đại đỉnh đèo" vùng miền núi phía Bắc, bên cạnh Đèo Ô Quy HồĐèo Khau Phạ và Đèo Mã Pí Lèng. Cũng có khi đèo được xếp cùng nhóm sáu con đèo gây ấn tượng nhất Việt Nam bao gồm Khau Phạ, Hồng Thu Mán (trên Quốc lộ 4D, thuộc Pa So Phong Thổ, Lai Châu), Ô Quy Hồ, Hải Vân và Khánh Lê (huyện Khánh VĩnhKhánh Hòa).

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/


Các danh sách toplists Việt nam

Tập hợp các danh sách toplists Việt nam (https://toplists.asia)

Giáo dục đại học - dạy nghề

  • Top 10 trường đại học Việt nam
  • Top 10 trường đại học Khối Kinh tế Việt nam
  • Top 10 trường đại học Tự nhiên
  • Top 10 trường đại học Kỹ thuật
  • Top 10 chương trình cử nhân liên kết
  • Top 10 chương trình cử nhân chất lượng cao
  • Top 10 chương trình MBA
  • Top 10 chương trình MBA liên kết
  • Top 10 trường dạy nghề tốt nhất
  • Top 10 trường dạy lái xe uy tín
Giáo dục phổ thông
  • Top 10 trường chuyên Hà nội
  • Top 10 trường chuyên miền Bắc
  • Top 10 trường PTTH Hà nội
  • Top 10 trung tâm tiếng Anh uy tín

Du lịch - Địa điểm

Ẩm thực

Xe cộ

  • Top 5 xe hạng A
  • Top 5 xe hạng B
  • Top 5 xe hạng C
  • Top 5 xe gầm cao 5 chỗ
  • Top 5 xe gầm cao 7 chỗ
  • Top 5 xe bán tải

Điện thoại - Tablet

  • Top 10 điện thoại chụp ảnh 2022
  • Top 10 điện thoại chơi game 2022
  • Top 10 điện thoại cao cấp 2022
  • Top 10 điện thoại tầm trung 2022
  • Top 10 điện thoại pin tốt 2022
  • Top 10 điện thoại selfie tốt nhất

Dịch vụ

Doanh nghiệp

  • Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt nam
  • Top 10 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất
  • Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
  • Top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh
Tin tức

  • Top 10 trang tin tức Việt nam
  • Top 10 trang web thể thao
  • Top 10 trang web bóng đá
  • Top 10 trang web xem bóng đá trực tuyến
Việc làm
  • Top 10 trang web tuyển dụng uy tín nhất
  • Top 10 nghề hot nhất 2022
  • Top 10 công việc làm tại nhà thu nhập cao

Bất động sản
  • Top 10 dự án bất động sản hot nhất 2022
  • Top 10 khu đô thị đáng sống nhất Hà nội
  • Top 10 khu đô thị đáng sống nhất HCM
  • Top 10 chung cư đáng sống nhất Hà nội
Văn học
  • Top 10 tác phẩm văn học cận đại
  • Top 10 bài thơ tình

Âm nhạc
  • Top 10 bài hát nhạc trẻ được ưa thích nhất
  • Top 10 bản rap Việt
  • Top 10 bài hát trữ tình
  • Top 10 bài hát ...

Thursday 5 May 2022

Trứng gà Dabaco đẩy mạnh chuyển đổi số

 Trứng gà Dabaco đẩy mạnh chuyển đổi số

Trứng gà Dabaco chuyển đổi số

Trứng gà Dabaco là đơn vị tiên phong tham gia chương trình chuyển đổi số giúp tăng chất lượng sản phẩm, hưởng ứng chương trình năng suất quốc gia.

Chiến thuật “mục tiêu kép” của Trứng gà Dabaco là vừa tiếp cận các cửa hàng truyền thống, siêu thị, đồng thời vận hành, phát triển kinh doanh trên các sàn TMĐT.

Trong hai năm qua, Trứng gà Dabaco đã tăng tốc độ phát triển thương mại điện tử để đáp ứng, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.

Những mảnh ghép mới

Vì đặc thù của sản phẩm nên câu chuyện chuyển đổi số của Trứng gà Dabaco không chỉ xoay quanh mỗi giải pháp về công nghệ. Nhận ra các ưu đãi hấp dẫn và cách thức mua hàng mới mẻ cũng là những động lực rất mạnh mẽ để khách hàng tiếp cận với sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử, Trứng gà Dabaco tiếp cận câu chuyện “chuyển đổi số” với tư duy kỹ thuật số là phương tiện giúp công ty làm việc hiệu quả hơn nhưng trọng tâm vẫn sẽ nằm ở khách hàng.

Để hoàn thành sứ mệnh “Từ trang trại tới bàn ăn” của mình, Trứng gà Dabaco phát triển không ngừng và duy trì mức độ hiện diện của sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi từ thị trường. Thói quen tiêu dùng của đa số khách hàng tại các thành phố lớn đã có sự thay đổi đáng kể. Nhất là trong thời điểm hiện tại các tiệm ăn, nhà hàng đã chuyển qua hình thức chỉ bán mang về và không sử dụng tại chỗ, thì nhu cầu mua đồ ăn online cũng tăng đột biến.

Trứng gà Dabaco cố gắng cải tiến mọi yếu tố xoay quanh tương tác của khách hàng với thương hiệu, và hành trình mua sắm liên tục đổi mới của họ dù đó là khách hàng trực tiếp chỉ mua 1 vỉ trứng hay khách hàng là các cửa hàng truyền thống cần đặt hàng.

Tuesday 3 May 2022

Triển khai KPI - khó khăn và giải pháp dưới góc nhìn chuyên gia

Nội dung [Ẩn]

Khó khăn đối với doanh nghiệp trong triển khai KPI

Chào ông. Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án tư vấn KPI cho các khách hàng của OCD cùng việc phát triển phần mềm digiiKPI, rồi digiiTeamW, ông thấy khó khăn đối với các doanh nghiệp trong việc triển khai KPI là gì?

Khó khăn trong triển khai KPI thì có rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một số trường hợp điển hình như không có số liệu thực hiện của các chỉ tiêu, không kết nối với hệ thống đãi ngộ, không đi kèm chế tài, thiếu công cụ quản lý KPI phù hợp, thiếu nhân sự phù hợp để triển khai, thiếu sự tham gia của lãnh đạo vào quá trình triển khai KPI, thiếu định hướng từ cấp cao, mang thói quen quan liêu giấy tờ vào triển khai KPI…”

Những khó khăn cụ thể

Ông có thể nêu cụ thể hơn về những vấn đề này được không? 

Một vấn đề thường gặp là doanh nghiệp chưa có thói quen và hệ thống theo dõi số liệu vận hành đủ tốt. Do đó khi cần số liệu để tính toán kết quả thực hiện các chỉ tiêu ngoài tài chính, doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều chỉ tiêu trông rất hiển nhiên và dễ tính toán, nhưng đến khi đưa vào triển khai thì lại không có số liệu thực tế. Mà bạn biết rồi, KPI cần số liệu định lượng. Nếu không có số liệu thực tế thì coi như chỉ tiêu xếp xó.

Ông Tăng Văn Khánh chia sẻ kinh nghiệm xây dựng KPI

Tuyển dụng nhân sự 2022: Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần làm gì?

 Đến thời điểm hiện tại (04/2022), phần lớn các hoạt động của xã hội, của doanh nghiệp đã bắt đầu quay lại trạng thái cũ. Tuy nhiên, những di chứng do Covid-19 để lại vẫn là bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp. Một trong những vấn đề nan giải là sự thiếu hụt về nguồn lực nhân sự và câu chuyện làm thế nào để tuyển dụng tốt hơn, hiệu quả hơn là những câu chuyện liên tục được bàn tới trong giai đoạn này.

Những con số về thị trường tuyển dụng

Theo “Báo cáo thị trường tuyển dụng năm 2021 & xu hướng tuyển dụng năm 2022” do TopCV phát hành cho biết, để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tăng trưởng sau gần 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đang gia tăng tuyển dụng trở lại: gần 65% doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng trong năm 2022 và 70% doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm. Báo cáo của Vietnamwork “Báo cáo thị trường lao động sau làn sóng covid – 19 lần thứ 4” cũng cho thấy có tới 56,7% doanh nghiệp sẽ tuyển dụng lại ngay lập tức sau giãn cách xã hội và hơn 72% doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng nhóm nhân viên có nhiều kinh nghiệm.

Những con số về thị trường tuyển dụng trong hai năm gần đây

Những con số về thị trường tuyển dụng trong hai năm gần đây

Đồng thời, các báo cáo cũng cung cấp những thông tin về xu hướng tìm kiếm các cơ hội công việc mới của người lao động. Báo cáo của TopCV chỉ ra có đến 71,5% người lao động cho biết đang chủ động tìm việc; 94,6% người lao động sẵn sàng đón nhận cơ hội công việc mới ngay cả khi đang có việc làm; 52,2% người lao động cập nhật thông tin việc làm mới ít nhất mỗi tuần 1 lần. Trong báo cáo của Vietnamwork “Khảo sát lương năm 2022” cũng chỉ ra 1 mức độ tương tự, có đến 70% người lao động đang tìm kiếm 1 cơ hội công việc mới từ bây giờ đến 6 tháng tới.

Công ty tư vấn quản lý là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ tư vấn quản lý?

Công ty tư vấn quản lý là gì?

Công ty tư vấn quản lý cung cấp dịch vụ giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả thông qua việc cung cấp các giải pháp tư vấn giúp họ giải quyết vấn đề và tăng trưởng. Các công ty tư vấn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý trong các mảng chiến lược kinh doanh, hệ thống quản lý, tài chính, nhân sự, marketing và chuyển đổi số. Không chỉ có các doanh nghiệp tư nhân mà cả các tổ chức chính phủ cũng sử dụng dịch vụ tư vấn quản lý để cải thiện hiệu suất của họ.


Về cơ bản, vai trò của nhà tư vấn là cung cấp cho khách hàng của họ sự đánh giá về quy trình và hệ thống quản lý hiện tại kèm theo các đề xuất cho cải tiến và kế hoạch thực hiện những cải tiến đó. Dịch vụ tư vấn có thể gói gọn trong một dự án có phạm vi cụ thể hoặc rộng hơn là tái cấu trúc cả doanh nghiệp.

Tại sao các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn quản lý?

Nhà tư vấn thường cung cấp dịch vụ để lấp vào khoảng trống về năng lực mà doanh nghiệp gặp phải. Cách này có thể hiệu quả hơn rất nhiều về chi phí so với việc thuê nhân sự mới hoặc thậm chí là 1 nhóm để quản lý một dự án hoặc công việc.

Một chuyên gia tư vấn có thể có năng lực ở một lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp có thể không có sẵn nguồn lực nội bộ. Hơn nữa họ có thể tập trung vào dụ án mà không làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh hàng ngày. Các công ty tư vấn khác nhau khá nhiều tùy vào phạm vi dịch vụ mà họ cung cấp. Các hãng lớn có thể cung cấp dịch vụ từ đầu đến cuối trong khi một số công ty khác có thể tập trung vào một số mảng cụ thể.

Wednesday 19 January 2022

Triển khai KPI cho tập đoàn lớn

KPIs – Key Performance Indicators, hay Chỉ số Hiệu quả Trọng yếu, là một hệ thống các chỉ số giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bộ phận hay cán bộ nhân viên. Đồng thời, triển khai KPI giúp doanh nghiệp cụ thể hóa chiến lược phát triển thành hệ thống các mục tiêu ở các cấp, từ đó dễ dàng theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thực thi chiến lược. 

Việc triển khai KPI đang được rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, tập đoàn, tổng công ty quan tâm. Tuy nhiên, việc triển khai KPI như thế nào để đạt hiệu quả lại là vấn đề gây đau đầu cho ban lãnh đạo và đội ngũ quản lý, đặc biệt là những nhóm “đặc nhiệm” triển khai KPI.

Bài viết này thảo luận một số vấn đề thường thấy khi triển khai KPI ở các doanh nghiệp lớn cỡ tập đoàn hay tổng công ty và các giải pháp cho các vấn đề đó.

Nội dung [Hiện]

Báo cáo thị trường AR-VR Việt nam 2021

 Thế giới đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật cũng như các công trình nghiên cứu mà trong đó, công nghệ thực tế ảo VR đã trở một xu hướng bùng nổ mạnh mẽ. Tại Việt Nam, công nghệ này cũng đã bắt đầu được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ việc đáp ứng nhu cầu của cá nhân đến việc cung cấp giải pháp mới mẻ cho các tổ chức, doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực.

Tại các nước phát triển, AR – VR được ứng dụng trong mọi lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, kiến trúc, quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc… và đáp ứng mọi nhu cầu: Nghiên cứu – Giáo dục – Thương mại – dịch vụ. Trái ngược với các nước đang phát triển, ngành công nghiệp thực tế ảo tại Việt Nam hiện vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, với hầu hết các bước phát triển đáng chú ý diễn ra trong vòng 3 – 4 năm trở lại đây. Công ty Tư vấn Quản lý OCD thực hiện Báo cáo Thị trường AR – VR tại Việt Nam dựa trên nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy. Quý độc giả có thể download Báo cáo Ngành VR-AR Việt nam 2021.

Tổng quan thị trường AR – VR Việt nam

Ngành công nghiệp thực tế ảo tại Việt Nam hiện đang ở giai đoạn sơ khai với hầu hết các bước phát triển đáng chú ý diễn ra trong vòng 3 – 4 năm trở lại đây.

  • 2013: Lần đầu tiên AR được sử dụng cho mục đích thương mại tại Việt Nam

Goldsun Focus Media, một đại lý tiếp thị địa phương, đã giới thiệu AR cho quảng cáo trên thiết bị di động thông qua ứng dụng POINT

  • 2014 – 2015: Khoảng thời gian khá trầm với ít hoạt động trong mảng AR – VR tại Việt Nam

Hầu hết ứng dụng của AR – VR tại Việt Nam ở thời điểm này vẫn chỉ nhằm phục vụ cho mục đích marketing. Các công ty vẫn khá do dự với việc đầu tư vào công nghệ thực tế ảo do thị trường và người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều kiến thức và hiểu biết về công nghệ này.

  • 2016 – 2018: Giai đoạn bùng nổ với nhiều công ty gia nhập thị trường AR – VR tại Việt Nam

Qua thời gian, với việc công nghệ thực tế ảo được biết đến nhiều hơn và được người tiêu dùng chấp nhận hơn, các công ty bắt đầu nhận ra tiềm năng và gia nhập thị trường AR – VR.

  • 2019 -2020: Thị trường bước vào một giai đoạn phát triển mới, với các sản phẩm AR – VR đa dạng được áp dụng trên nhiều phân khúc thị trường khác nhau

2 năm trở lại đây đánh dấu một giai đoạn đột phá của thực tế ảo tại Việt Nam, với nhiều nội dung chất lượng được tích hợp trong các lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên thị trường AR – VR tại thời điểm này vẫn còn khá phân tán, không có những công ty dẫn đầu thị trường một cách rõ ràng.

Các chuyên gia dự đoán nhiều xu hướng hỗ trợ thuận lợi dự kiến sẽ thúc đẩy ngành AR – VR tại Việt Nam phát triển vượt bậc hơn nữa trong vòng 3 – 5 năm tới.
Phân đoạn thị trường AR – VR tại Việt Nam

Thị trường AR – VR tại Việt Nam được phân thành 5 nhóm riêng biệt, dựa trên những ứng dụng chính của công nghệ này:

Phát triển sản phẩm và dịch vụ: Nhằm mục đích cải thiện và tăng cường việc thiết kế và phát triển các sản phẩm hiện có. Ngoài ra công nghệ thực tế ảo cũng cho phép sử dụng các kỹ thuật hoàn toàn mới thông qua những cải tiến lớn.

Đào tạo và phát triển: Tăng cường sự tham gia học hỏi và lưu giữ kiến ​​thức, đồng thời cho phép các tổ chức thực thi các tiêu chuẩn đào tạo nhất quán, có thể đo lường trên quy mô rộng. Ngoài ra, AR – VR cũng cung cấp những giải pháp đột phá để đào tạo nhân viên ở những môi trường có thể gây nguy hiểm hoặc không thực tế trong thế giới thực.

Chăm sóc sức khỏe: AR – VR mang lại những lợi ích to lớn cho cả dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tuyến đầu và đào tạo y tế tại Việt Nam. Giá trị mà những công nghệ này mang lại cho việc phẫu thuật không chỉ là giảm chi phí mà còn cứu được tính mạng trong nhiều trường hợp phức tạp và giúp mọi người đều có thể tiếp cận được một cách dễ dàng hơn.

Cải tiến quy trình: Mở ra những cách thức mới thú vị để cải thiện hiệu quả, năng suất và độ chính xác của nhân viên và quy trình làm việc.

Mở ra những cơ hội tuyệt vời cho bán lẻ và người tiêu dùng: Cung cấp những cách mới để thu hút, giải trí và tương tác với người tiêu dùng, tạo ra những trải nghiệm mới trong lĩnh vực phim ảnh, trò chơi và bán lẻ.

Xu hướng thị trường AR – VR tại Việt Nam trong tương lai

Thị trường AR – VR Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới, tuy nhiên mỗi phân khúc thị trường sẽ có xu hướng phát triển khác nhau.

Trong 5 phân khúc, Bán lẻ và tiêu dùng được kỳ vọng sẽ dẫn đầu với tiềm năng cao nhất do cả tốc độ tăng trưởng mạnh và sức hấp dẫn của thị trường. Phân khúc về Cải tiến quy trình sẽ phát triển chậm hơn những phân khúc còn lại.

Báo cáo Hợp tác sản xuất chương trình truyền hình Việt nam - Hàn Quốc

Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình, đặc biệt là các chương trình hợp tác với Hàn Quốc. Báo cáo về việc hợp tác sản xuất truyền hình sẽ làm rõ quy trình hợp tác sản xuất chương trình truyền hình, các dự án chương trình truyền hình nổi bật và dự báo triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Tình hình hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc đã hợp tác trong sản xuất chương trình truyền hình ở thể loại và nội dung. Trong đó, chương trình thực tế và trò chơi truyền hình là hai thể loại đang được khán giả Việt Nam yêu thích và có số lượng nhiều nhất. Các chương trình này có nội dung phong phú từ ca nhạc, ẩm thực, cho tới văn hóa, nội dung hài hước, v.v.

Cũng giống như hợp tác sản xuất giữa Việt Nam với các nước khác, chương trình truyền hình Việt Nam – Hàn Quốc được hợp tác sản xuất theo hai phương thức: mua bản quyền và đồng sản xuất chương trình.

a, Chương trình chỉ mua bản quyền là các chương trình mua lại bản quyền nội dung từ các chương trình của Hàn Quốc. Nhà sản xuất chương trình là nhà sản xuất của Việt Nam, phía Hàn Quốc không tham gia vào quá trình sản xuất.

Một số chương trình giải trí mua bản quyền phổ biến tại Việt Nam: King of Rap mua bản quyền từ chương trình Show me the money phát sóng trên Đài Mnet Hàn Quốc; Giọng ải giọng ai mua bản quyền từ chương trình I can see your voice phát sóng trên Đài Mnet và TVN Hàn Quốc; v.v.

Hai chương trình truyền hình mua bản quyền được yêu thích rộng rãi tại Việt Nam là Chơi là chạy (Mùa 1: Chạy đi chờ chi)Bố ơi mình đi đâu thế?

  • Chơi là chạy (Mùa 1: Chạy đi chờ chi): là phiên bản thứ 3 trên thế giới của Running man sau phiên bản gốc của Hàn Quốc và phiên bản Trung Quốc (Keep running), được phát sóng lần đầu ngày 06/04/2019. Tương tự như Running man bản gốc, Chơi là chạy cũng có những vòng thi là những trò chơi cho các thành viên và khách mời để giành chiến thắng. 
  • Bố ơi! Mình đi đâu thế?: Bố ơi! Mình đi đâu thế? là chương trình mua bản quyền từ Hàn Quốc (sau phiên bản Trung Quốc. Nội dung chương trình xoay quanh những chuyến đi trải nghiệm đến các địa danh khác nhau của các cặp bố và con mà không có sự tham gia của các bà mẹ. Những ông bố tham gia trong chương trình thường là những nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực giải trí.

b, Chương trình đồng sản xuất là các chương trình mua lại bản quyền nội dung từ các chương trình của Hàn Quốc. Trong quá trình sản xuất có sự hỗ trợ và tham gia từ phía đối tác Hàn Quốc.

Một số chương trình giải trí đồng sản xuất giữa Việt Nam và Hàn Quốc: Ăn đi rồi kể (Delicious Drama Tour) hợp tác giữa Lê Đào Media (Việt Nam) và công ty Furmo DT (Hàn Quốc); các chương trình giáo dục trên kênh VTV7 hợp tác giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài EBS Hàn Quốc; v.v.

  • Ăn đi rồi kể: (tên tiếng Anh: Delicious Drama tour) là chương trình giải trí đầu tiên có sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc và được phát sóng đồng thời trên sóng truyền hình quốc gia ở Hàn Quốc và Việt Nam.

Nội dung chương trình là sự kết hợp giữa ẩm thực, cộng hưởng những nét tinh hoa trong văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc với những bối cảnh nổi tiếng trong loạt TV-Drama thông qua concept “Phim ăn gì – Mình ăn đó”.

  • Gameshow Vô lăng tình yêu: Vô lăng tình yêu là chương trình gameshow hợp tác giữa Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cùng Madison Media Group (Việt Nam) và KOBB Group (Hàn Quốc).

Nội dung chương trình xoay quanh chuyến hành trình khắp Việt Nam của những người độc thân để tìm kiếm một nửa của mình. Mỗi chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm, tập hợp ba người chơi nam và ba người chơi nữ. Họ bắt cặp và tìm hiểu nhau thông qua các trò chơi vận động và các cuộc trò chuyện trong suốt chuyến hành trình.

Quy trình hợp tác sản xuất chương trình truyền hình Việt – Hàn

Theo Hiệp định hợp tác đồng sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc, quá trình hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc liên quan tới các nội dung:

  • Thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam

Việt Nam đã ký chương trình miễn thị thực với công dân Hàn Quốc. Theo đó, chủ sở hữu hộ chiếu Hàn Quốc có thể nhập cảnh vào Việt Nam tối đa 15 ngày mà không cần xin visa, trừ khi đến Việt Nam với mục đích kinh doanh (chẳng hạn như sản xuất chương trình truyền hình). Vì vậy, đội ngũ sản xuất chương trình truyền hình Hàn Quốc cần phải xin visa để nhập cảnh vào Việt Nam.

Nếu chương trình truyền hình đồng sản xuất được phê duyệt trên cơ sở Hiệp định về hợp tác đồng sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đội ngũ nhân sự tham gia sản xuất chương trình sẽ được cấp phép nhập cảnh và ở lại Việt Nam trong quá trình thực hiện chương trình. 

  • Nộp đơn phê duyệt đồng sản xuất

Chương trình truyền hình đồng sản xuất dựa trên cơ sở Hiệp định về hợp tác đồng sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc cần phải thực hiện các thủ tục để được phê duyệt trước (prior approval) khi bắt đầu sản xuất và phê duyệt cuối cùng (final approval) sau khi hoàn thành sản xuất.

Các cơ quan có thẩm quyền của mỗi bên sẽ ra quyết định về việc duyệt hồ sơ trong vòng 50 ngày và có văn bản nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối. Các nhà sản xuất sẽ nộp đơn yêu cầu phê duyệt tới cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tương ứng.

  • Chính sách hỗ trợ về tài chính

Trong trường hợp chương trình được phê duyệt theo Hiệp định về hợp tác đồng sản xuất chương trình truyền hình với Việt Nam và Hàn Quốc, nhà sản xuất Hàn Quốc có đủ điều kiện để xin cấp vốn cho chương trình, dựa trên “Thỏa thuận Thực hiện Hợp tác Truyền thông Phát thanh Thỏa thuận”, hạng mục “Hỗ trợ sản xuất để phát sóng các chương trình truyền hình”do Cơ quan Truyền thông Hàn Quốc (KCA – Korea Communication Agency) quản lý.

  • Tham vấn cấp Chính phủ trong trường hợp có tranh chấp

Các cơ quan chịu trách nhiệm của mỗi bên có quyền yêu cầu thành lập một Ủy ban chung để thảo luận về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến Hiệp định. Bên còn lại cần nhanh chóng xem xét yêu cầu này. Ủy ban chung sẽ bao gồm các cán bộ có thẩm quyền từ các bộ và các cơ quan có liên quan của mỗi bên. 

Trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quá trình hợp tác, nhà sản xuất Hàn Quốc có thể gửi đơn yêu cầu tới Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc và ngược lại, nhà sản xuất Việt Nam sẽ gửi yêu cầu tới Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Việc tham vấn để giải quyết vấn đề sẽ được thực hiện ngay sau khi có yêu cầu từ một bên.

  • Các nội dung khác

Chương trình truyền hình đồng sản xuất sẽ được ghi danh là chương trình đồng sản xuất giữa Việt Nam và Hàn Quốc hoặc chương trình đồng sản xuất giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Có thể đăng ký các hạng mục giải thưởng Chương trình truyền hình đồng sản xuất tốt nhất (Best Broadcasting Co-production Program Award) tại một sự kiện do Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc tổ chức. Ví dụ: Hội nghị Hợp tác Phát thanh truyền hình quốc tế (International Broadcasting Co-production Conference)…

Triển vọng hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Hợp tác sản xuất chương trình truyền hình đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và văn hóa cho Việt Nam và Hàn Quốc: Tạo ra sự giao lưu, quảng bá về văn hóa, đem lại lợi ích về kinh tế, tăng khả năng mở rộng thị trường của Việt Nam và Hàn Quốc, giúp nâng cao trình độ trong sản xuất chương trình truyền hình và các lợi ích khác.

Thông qua phim ảnh, âm nhạc và các chương trình truyền hình, những nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả Việt. Đây chính là cơ hội cho việc đẩy mạnh hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Việc ký kết Hiệp định hợp tác đồng sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày 26/03/2019 mở ra một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc về lĩnh vực thông tin và truyền thông..

Bạn quan tâm đến Báo cáo về việc hợp tác sản xuất chương trình truyền hình giữa Việt Nam và Hàn Quốc, vui lòng liên hệ:

Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Hotline: 0886595688

Email: ocd@ocd.vn